DẠY HỌC VẬT LÍ - THẦY ĐẬU NAM THÀNH - TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ - ĐT: 0942.814.467

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI WEBSITE DẠY HỌC VẬT LÝ

BÀI 1: GIẢI BÀI TẬP SGK: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG (VẬT LÍ 11)

Câu C1 trang 6 SGK Vật lý 11 
Đề bài Trên hình 1.2 SGK, AB và MN là hai thanh đã được nhiễm điện, trong đó thanh AB được treo nằm ngang, còn thanh MN được giữ cố định.Mũi tên chỉ chiều chuyển động của đầu B. Hỏi B và M nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu? 
Video hướng dẫn giải
 
Lời giải chi tiết 
Khi đặt đầu M gần đầu B thì đầu B bị đẩy ra xa có nghĩa là hai đầu M và B phải nhiễm điện cùng dấu với nhau. Đáp án: Nhiễm điện cùng dấu.

Câu C2 trang 8 SGK Vật lý 11
 
Đề bài Nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu tích điện cùng dấu lên ba lần thì lực tương tác giữa chúng tăng, giảm bao nhiêu lần? 
Video hướng dẫn giải
 
Lời giải chi tiết 
Ta có: Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích điểm nên khi tăng khoảng cách giữa hai quả cầu nên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng giảm 9 lần. 

Câu C3 trang 9 SGK Vật lý 11 
Đề bài Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây? 
A. Không khí khô 
B. Nước tinh khiết 
C. Thủy tinh 
D. Đồng 
Video hướng dẫn giải
 
Lời giải chi tiết 
Hằng số điện môi chỉ đặc trưng cho chất cách điện nên không thể nói về hằng số điện môi của chất dẫn điện. Không khí khô, nước tinh khiết, thủy tinh là các chất cách điện. Đồng là chất dẫn điện. Do đó không thể nói về hằng số điện môi của đồng . 
Chọn D. 

Giải BT Bài 1 trang 9 SGK Vật lý 11: Điện tích và định luật Cu-lông