Câu C1 trang 12 SGK Vật lý 11
Đề bài: Hãy vận dụng thuyết êlectron để giải thích hiện tượng nhiễm điện của thanh thủy tinh khi cọ xát vào dạ, cho rằng trong hiện tượng này, chỉ có các êlectron có thể di chuyển từ vật nọ sang vật kia.
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
Khi chưa cọ xát thanh thủy tinh và dạ trung hòa về điện.
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào dạ, êlectron từ thanh thủy tinh đã chuyển qua cho dạ làm dạ thừa êlectron nên nhiễm điện âm. Còn thanh thủy tinh mất êlectron (thiếu êlectron) nên nhiễm điện dương.
Câu C2 trang 12 SGK Vật lý 11
Đề bài: Hãy nêu một định nghĩa khác về chất dẫn điện và vật cách điện
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
• Chất dẫn điện là chất mà điện tích có thể tự do di chuyển khắp mọi điểm của vật làm bằng chất đó.
• Chất cách điện (hay điện môi) là những chất mà điện tích không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác bên trong vật làm bằng chất đó.
Câu C3 trang 12 SGK Vật lý 11
Đề bài: Chân không là chất dẫn điện hay cách điện? Tại sao?
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
Chân không là chất cách điện vì trong chân không không có điện tích tự do
Câu C4 trang 13 SGK Vật lý 11
Đề bài: Hãy giải thích sự nhiễm điện của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương.
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các êlectron tự do của quả cầu kim loại qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện dương vì bị mất êlectron.
Câu C5 trang 13 SGK Vật lý 11
Đề bài: Hãy vận dụng thuyết êlectron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Biết rằng trong kim loại có êlectron tự do.
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng:
Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện.
Giải thích:
Điện tích dương ở quả cầu A sẽ hút các êlectron tự do trong thanh kim loại MN về phía nó. Vì vậy, ở đầu M gần quả cầu A sẽ thừa êlectron nên nhiễm điện âm, còn đầu N thiếu êlectron nên nhiễm điện dương.
Khi đưa quả cầu A ra xa thì không có lực tương tác tĩnh điện nên các điện tích sắp xếp một cách mất trật tự và thanh MN trở về trạng thái trung hòa về điện.
Giải BT Bài 2 trang 14 SGK Vật lý 11: Thuyết Êlectron và định luật bảo toàn điện tích